BÀI 8: HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁCH SOẠN THẢO

Lượt xem: 0

Trong các hoạt động trong cuộc sống, chúng ta đều bắt gặp  các hình thức hợp đồng khác nhau, từ hợp đồng lao động, hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán cho đến hợp đồng thuê nhà, hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương... . Vậy hợp đồng là gì? Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể.

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì những hợp đồng đấy còn được gọi là hợp đồng ngoại thương. Vậy hợp đồng ngoại thương là văn bản thỏa thuận giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu về việc mua bán, trao đổi hàng hóa.

Mục đích của việc làm hợp đồng thương mại là để tạo sự tin tưởng, hạn chế thấp nhất các rủi ro, tránh các vụ kiện pháp lý tốn kém tiền bạc.

Vì vậy trước khi soạn thảo một hợp đồng ngoại thương nào đó, thì chúng ta cần phải có những bước chuẩn bị thật kĩ càng. 

Các bước cần chuẩn bị trước khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương

Trước khi soạn thảo bất kì một bản hợp đồng nào nói chung hay hợp đồng ngoại thương nói riêng thì chúng ta cần chuẩn bị một số thứ như sau:

Tìm hiểu rõ đối tác

- Tìm hiểu thật kĩ công ty đối tác có hợp pháp hay không? Hay là một công ty ma, công ty lừa đảo? Bởi thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới bị lừa bởi những công ty như vậy.

- Nếu công ty đã có đầy đủ tu cách pháp nhân, thì bước thứ 2 phải tìm hiểu và xác định thật rõ người làm việc với mình có phải là đại diện của công ty đó hay không, hay là người mạo danh công ty để làm việc nhằm mục đích lừa đảo.

- Tiếp theo là tìm hiểu người đại diện hợp đồng đủ thẩm quyền ký hay không? Vì khi xảy ra tranh chấp, rất có thể hợp đồng đó được coi là vô hiệu.

- Tìm hiểu rõ đối tác là một việc cực kì quan trọng cho công đoạn kí kết hợp đồng ngoại thương, bởi nếu không tìm hiểu xác minh, rõ ràng thì người thiệt hại nhiều nhất vẫn là phía công ty của bạn.

Các mục chính mà một hợp đồng ngoại thương cần có

Phần Mở Đầu

phần đầu của hợp đồng ngoại thương

- Tên hợp đồng: tên hợp đồng + tên hàng hóa/ dịch vụ

- Số và kí hiệu của hợp đồng

- Các căn cứ để ký kết hợp đồng, có thể là căn cứ  theo bộ luật thương mại quốc tế, hoặc căn cứ thông qua bộ luật của nước xuất khẩu, hoặc nhập khẩu,... Cũng có thể là nhu cầu và khả năng của các bên,...

- Thời gian kí kết hợp đồng

- Chủ thể và thông tin các bên tham gia kí kết hợp đồng: thông tin này có thể bao gồm số hộ chiếu, thông tin liên lạc (điện thoại, email,...), địa chỉ, số tài khoản ngân hàng và tên ngân hàng, người đại diện kí hợp đồng (cần nêu rõ tên và chức vụ).

Nội dung chính của hợp đồng xuất nhập khẩu

Tùy vào từng loại hàng hóa và thỏa thuận riêng của hai bên tham gia hợp đồng, mà nội dung của hợp đồng không giống nhau, sau đây sẽ là một số điều khoản chính mà hợp đồng ngoại thương nào cũng nên có:

- Article 1 :Commodity : Phần mô tả hàng hóa

- Article 2 :Quality : Mô tả chất lượng hàng hóa

- Article 3 :Quantity : Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán

- Article 4 :Price : ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng

- Article 5 : Shipment : thời hạn và địa điểm gia hàng

- Article 6:phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn

- Article 7:Packing and Marking: quy cách đóng gói bao bì và nhãn hiệu hàng hóa

- Article 8:Warranty: Nêu nội dung bảo hành hàng hóa (đây là điều khoản mà người nhập khẩu hay người mua hàng phải đặc biệt lưu ý, vì nó liên quan đến vấn đề hậu mãi sau này)

- Article 9: Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua ? và mua theo điều kiện nào? Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm

- Article 10: Rights and responsibilities of the two parties (Quyền và trách nhiệm các bên): Điều khoản này càng chi tiết càng tốt, vì khi xảy ra tranh chấp chúng ta có cơ sở để đối chiếu xem bên nào là bên vi phạm trước.

- Article 11: Penalty: Những quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng (Nêu rõ để chúng ta có cơ sở yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường bao nhiêu tránh việc không đàm phán được tỉ lệ hay phần trăm bồi thường cho bên bị thiệt hại).

- Article 12: Force majeure: nêu các sự kiện được cho là bất khả kháng và không thể thực hiện được hợp đồng

- Article 13: Claim: nêu các quy định cần thực hiện trong trường hợp một bên trong hơp đồng muốn khiếu nại bên kia

- Article 14: Arbitration: quy định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm

- Article 15:Other terms and conditions : ghi những quy định khác ngoài những điều khoản đã kể trên. Ngoài những điều khoản trên thì tùy vào những thương vụ làm ăn nêu rõ trong hợp đồng như: điều khoản bảo mật thông tin, điều khoản chấm dứt hợp đồng,..

Phần cuối của hợp đồng xuất nhập khẩu

- Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản

- Hợp đồng thuộc hình thức nào

- Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng

- Hợp đồng có hiệu lực kể từ bao giờ

- Trường hợp có sự bổ xung hay sửa đổi hợp đồng thì phải làm thế nào?

- Chữ kí, tên, chức vụ người đại diện mỗi bên

- Phụ lục hợp đồng nếu có

Và đây là hợp đồng mẫu để các bạn có thể tham khảo

Như vậy trong bài viết này, cơ bản các bạn đã thấy được một hợp đồng ngoại thương cần có những điều khoản gì. Tuy nhiên mỗi hợp đồng sẽ có  những khác nhau nhất định, đòi hỏi người đàm phán phải linh hoạt trong các tình huống khác nhau. Chúc các bạn thành công.