Lượt xem: 0
Trong bài viết này, TaobaoExpress sẽ chia sẻ tuyệt chiêu để nhận dạng các mặt hàng và kiểm tra chất lượng khi xuất hay nhập khẩu, hay các mặt hàng nào cấm nhập khẩu, xuất khẩu. Có rất nhiều bạn làm nghề xuất nhập khẩu, dù đã làm khá nhiều mặt hàng nhưng khi gặp một lô hàng mới vẫn sẽ có nhiều phân vân khi nhận biết các mặt hàng này, mặt hàng kia có phải làm kiểm tra chất lượng hay không?
Đó là lý do bài viết này của chúng tôi ra đời. Và tuyệt chiêu chúng tôi muốn chia sẻ ở đây đó là dựa vào mã HS.
Mã HS đóng vai trò cực kỳ quan trọng, mã HS không chỉ liên quan đến vấn đề thuế suất mà còn liên quan chính sách bảo hành. Đối với những người mới bắt đầu làm xuất nhập khẩu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nhập hay xuất khẩu phải làm những chính sách gì thì chúng ta sẽ dựa trực tiếp vào mã HS.
Vậy mã HS là gì? Mã HS hay HS Code là một dạng mã phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ mã này, bạn có thể xác định thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khẩu, và các chính sách khác liên quan đến hàng hóa (chính sách mặt hàng, quản lý rủi ro...). Nghĩa là, khi xác định được mã, bạn sẽ tính được mức thuế phải nộp đối với lô hàng của mình, cùng với những thủ tục có liên quan và quan trọng nhất là biết mặt hàng của mình có phải mặt hàng nằm trong diện phải kiểm tra chất lượng hay không.
Ở đây, ta sẽ dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu:
Biểu thuế xuất nhập khẩu sẽ cho ta biết chi tiết hơn, không chỉ riêng mã HS, thuế suất,…mà còn biết vì sao các mặt hàng xuất nhập khẩu của mình phải kiểm tra chất lượng nhờ chính sách mặt hàng được thể hiện trên biểu thuế.
Khi ta đối chiếu mặt hàng với phần chính sách mặt hàng, ta sẽ ngầm hiểu rằng hàng hóa của chúng ta sẽ rơi vào tình huống nào.
=> Ta lấy một ví dụ với mặt hàng Sữa và kem chẳng hạn:
Khi chúng ta nhập khẩu mặt hàng này về thì nó sẽ đưa các mặt hàng này vào danh sách quản lý rủi ro, và trong biểu thuế đã thể hiện rất rõ điều này.
Với mặt hàng sữa và kem, khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam cần phải kiểm tra về: Vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP).
Nói tóm lại, phần chính sách mặt hàng trong biểu thuế sẽ cho chúng ta biết chúng ta cần phải làm gì khi chúng ta nhập, hay xuất khẩu. Những mặt hàng nào cấm nhập, hay những mặt hàng nào cấm xuất.
Chính sách mặt hàng trong biểu thuế chính là một chiếc chìa khóa vạn năng cho rất nhiều người làm trong ngành xuất – nhập khẩu, nhất là các bạn mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm.
Và có một lưu ý, ở phần chính sách mặt hàng họ sẽ show rất nhiều các chính sách, ví dụ "QLRR – 1114”.
=> Vậy “Quản lý rủi ro” là như thế nào? Và làm thế nào để chúng ta biết mặt hàng của chúng ta có nằm trong diện này hay không? Thì lúc này các bạn có thể dựa vào
Quyết định số: 11039/ QĐ-BCT “VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, QUY CHUẨN KỸ THUẬT, AN TOÀN THỰC PHẨM TRƯỚC KHI THÔNG QUAN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG”
- Ở trong Quyết định này, họ có liệt kê chi tiết các mặt hàng cần kiểm tra thuộc nhóm nào, mã HS, văn bản áp dụng dựa vào thông tư nào, có hiệu lực ra sao.
Đối với tất cả các mặt hàng liên quan đến Dệt may khi nhập khẩu về Việt Nam, các bạn bắt buộc phải khai báo với Viện Dệt May để kiểm tra nồng độ Formaldehyt có đảm bảo an toàn đối với người Việt Nam hay không.
Cần có sự kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm
Các mặt hàng liên quan đến hóa chất như dung dịch, dạng bột, các chất gây nổ,… chúng ta bắt buộc phải kiểm tra chặt chẽ
Đây là mặt hàng cần rất lưu ý khi xuất khẩu đi vì nó sẽ liên quan đến khoáng sản của Việt Nam, do đó ta sẽ chỉ xuất đi theo hạn nghạch (hạn chế số lượng).
Khi nhập khẩu về Việt Nam, các mặt hàng đấy có đảm bảo về An toàn lao động hay không.
Khi nhập khẩu, phải kiểm tra để xác định đảm bảo an toàn và tiêu tốn điện năng của Việt Nam hay không. Ví dụ như: máy hút bụi, máy giặt, điều hòa,…
Bài viết này là những kinh nghiệm mà Taobaoexpress có được, hy vọng qua bài chia sẻ này các bạn sẽ dễ dàng tra được các mặt hàng của mình thuộc loại chính sách mặt hàng nào để có thể chuẩn bị trước cho việc xuất khẩu hay nhập khẩu các mặt hàng của mình.