Kinh Nghiệm Lựa Chọn Thị Trường Xuất Khẩu Và Lựa Chọn Đối Tác

Lượt xem: 4822

Bài viết dành cho các bạn mới tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu và muốn làm ở vị trí sales xuất khẩu. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn định hình được những nền tảng căn bản mà một nhân viên xuất nhập khẩu cần phải biết khi làm nghề xuất nhập khẩu – một trong những ngành nghề hot nhất, đáng học và làm nhất hiện nay.

Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu (XK) việc nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu chính xác sẽ có một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Hiện nay ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới, các nhà sản xuất có khuynh hướng tự giao dịch ngoại thương gia tăng chóng mặt. Điều đó xảy ra do các nguyên nhân sau:

– Các hãng buôn bán chuyên nghiệp không theo kịp sự thay đổi của các doanh nghiệp sản xuất.

– Năng lực xử lí thông tin của các hãng bán buôn kém hơn các doanh nghiệp sản xuất.

– Việc bán hàng luôn gắn chặt với bảo hành sản phầm, do đòi hỏi phải có sự hiểu biết về thương phẩm đó.

– Năng lực ngoại ngữ của người sản xuất đó tăng lên, cho phép họ có khả năng tự giải quyết được các công việc có liên quan.

lựa chọn đối tác xuất nhập khẩu

– Các hiểu biết về nghiệp vụ có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế của người sản xuất tăng lên so với trước đây.

– Khả năng huy động vốn để kinh doanh cũng theo đó thay đổi cho phép họ có thể huy động dễ dàng từ nhiều nguồn khác nhau, không phải phụ thuộc vào các nhà bán buôn.

Khi nghiên cứu thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào các vấn đề sau:

– Nghiên cứu kĩ quan hệ cung cầu, khả năng tiêu thụ của thị trường để xác định được khối lượng hàng hóa mình có thể bán được trên thị trường mình đang quan tâm.

– Điều kiện chính trị, kinh tế, thương mại của thị trường để xác định chiến lược kinh doanh lâu dài.

– Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, cảng, cửa khẩu, đường xá,..

– Nghiên cứu tập quán tiêu dùng của người dân tại các khu vực thị trường mà mình quan tâm.

– Các nội dung khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua như: điều kiện tiền tệ, kênh tiêu thụ hàng hóa,…

Nắm vững những vấn đề trên sẽ cho phép doanh nghiệp xác định được thị trường, thời cơ bán hàng, phương thức mua – bán, điều kiện giao hàng (Incoterms) – bảng cửu chương trong ngành xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán quốc tế,…

Nghiên cứu lựa chọn đối tác

Sự thành bại của một nghiệp vụ xuất nhập khẩu còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố khách hàng. Lựa chọn được bạn hàng tin cậy, hàng hóa sẽ được tiêu thụ với các điều kiện có lợi, vốn thu hồi nhanh, không có tranh chấp phát sinh,… và ngược lại.

lựa chọn đối tác xuất khẩu

Khi nghiên cứu lựa chọn đối tác, các doanh nghiệp nên quan tâm đến các vấn đề sau:

Hình thức tổ chưc của đối tác (Hội buôn, Công ty trách nhiệm vụ hạn, trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần). Hình thức tổ chức công ty sẽ quyết định ai chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua bán, trách nhiệm của các thành viên tham gia sẽ được quy định cụ thể trong luật của các quốc gia có liên quan:

– Khả năng tài chính (lãi, lỗ,..)

– Uy tín của đối tác

– Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đối tác

– Thiện chí của đối tác.

Để có thông tin chính xác về các vấn đề trên, các doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp nghiên cứu sau: thông qua báo chí, các loại ấn phẩm, điều tra tại chỗ, qua dịch vụ điều tra của các công ty điều tra tín dụng, qua mua – bán thử.

Nguồn tổng hợp bài viết: https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/