Những vấn đề cơ bản về hợp đồng ngoại thương

Lượt xem: 4781

Hợp đồng là chứng từ quan trọng nhất trong mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, mang tính pháp lí khi xảy ra bất kì tranh chấp gì giữa hai bên. Vì vậy hiểu rõ hợp đồng là gì, hiểu rõ những vấn đề liên quan đến hợp đồng, các điều khoản của hợp đồng ngoại thương là điều vô cùng quan trọng với những ai làm nghề xuất nhập khẩu.

1.Các khái niệm có liên quan

Trên thế giới có rất nhiều cách định nghĩa về hợp đồng, hợp đồng mua bán, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 394 Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 quy định: “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đưa ra khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài. Theo Điều 16 Luật Thương mại Việt Nam 2005, “thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của luật pháp nước ngoài hoặc được luật pháp nước ngoài quy công nhận”. Trng khi đó Điều 1 Công ước Viên 1980 định nghĩa “Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”.

Công ước Haye năm 1964 về mua bán các sản phẩm hữu hình định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau: “Tất cả các hợp đồng mua bán trong đó có các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau.

hợp đồng ngoại thương

2.Điều kiện hiệu lực hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế.

Muốn cho hợp đồng được pháp luật bảo vệ thì nó phải thỏa mãn các điều kiện nhất định, tùy theo yêu cầu của luật pháp từng nước. Theo Luật Thương  mại Việt Nam thì hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế nói chung và trong mua bán ngoại thương nói riêng, phải đáp ứng 4 điều kiện sau:

- Chủ thể phải có tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng

- Đối tượng hợp đồng phải được phép xuất nhập khẩu

- Nội dung của hợp đồng phải có các điều khoản mà luật yêu cầu (các điều khoản chủ yếu: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán, thời hạn giao hàng,…)

- Hình thức hợp đồng phải phù hợp với yêu cầu của luật pháp.

3.Phân loại hợp đồng

Hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau với những mục đích riêng rẽ khác nhau. Các tiêu chí đó là:

+ Theo lượng văn bản: Hợp đồng một văn bản, hợp đồng nhiều văn bản

+ Theo cách thức thành lập hợp đồng: Hợp đồng do 2 bên soạn thảo, hợp đồng do 1 bên soạn (hợp đồng mẫu).

+ Theo thời hạn hiệu lực: Hợp đồng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

+ Theo nghiệp vụ kinh doanh: Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất nhập khẩu, tái xuất, chuyển khẩu,..

4.Bố cục của hợp đồng

(1) Tên hợp đồng

(2) Địa điểm, ngày tháng năm

(3)Phần mở đầu:

- Cơ sở kí kết hợp đồng

- Tên, địa chỉ, điện thoại, điện tín của các bên

- Tên, chức vụ người đại diện

- Các định nghĩa có liên quan

(4) Các điều khoản thỏa thuận

- Các điều khoản bắt buộc

- Các điều khoản tùy ý

 (5) Chữ ký                      (5) Chữ ký

 

>>>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu ở đâu tại tphcm

Bạn muốn học Xuất nhập khẩu và thực hành những phần nghiệp vụ xuất nhập khẩu cùng chuyên gia XNK, hãy tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại hà nội và tphcm thực tế tại Lê Ánh để bổ sung kiến thức, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng.

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ những vấn đề băn khoăn về nghiệp vụ, về việc tự học xuất nhập khẩu hiệu quả và lộ trình học xuất nhập khẩu phù hợp với trình độ của bạn. học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất