Những Lưu Ý Khi Thoả Thuận Cước Đường Biển Với Hãng Tàu – FWD

Lượt xem: 4029

Việc thỏa thuận cước đường biển với hàng tàu hoặc Forwarder không hề đơn giản như bạn nghĩ. Nếu bạn không hỏi rõ ràng giá cước và không có kĩ năng deal giá cước hợp lí, bạn sẽ rất dễ bị hô giá cao, bị hớ. Vậy bạn cần lưu ý những gì khi thỏa thuận cước đường biển với hãng tài hoặc công ty fwd?

1.Liên hệ hỏi giá cước

Người thuê tàu có thể liên hệ để hỏi mua cước từ hãng tàu, hoặc forwarders.

Người thuê tàu có thể là người XK hoặc người NK. Trong nhiều trường hợp, dù điều kiện bán hàng là theo nhóm C, D (tức quyền thuê tàu, chọn hãng tàu thuộc về người XK), nhưng người NK vẫn dùng quyền lực mềm của mình để ép người XK mua cước tại hãng tàu mà người NK chỉ định). Người XK cần cố gắng deal khéo léo để giành lại quyền lợi chính đáng này của mình để mang về hiệu quả kinh tế cao hơn cho việc kinh doanh.

Nếu người bán thuê tàu (theo điều kiện nhóm C và D) thì hành động này phải diễn ra trước khi người XK ký hợp đồng mua bán với người NK vì người bán phải biết tiền cước là bao nhiêu để cộng vào giá hàng bán.

cước vận chuyển đường biển

Cách hỏi giá cước. Hỏi nhanh thì gọi điện thoại, không cần gấp thì viết email. Khi liên hệ hỏi giá cước, người thuê tàu cần cung cấp các thông tin sau cho hãng tàu/FWD:

  • Tên hàng/loại hàng:
  • Số lượng containers/loại containers nếu là hàng nguyên/đầy containers. Nếu là hàng lẻ/không đầy cont thì cung cấp cho số kiện, số kg, số khối;
  • Loại bao bì, cách đóng gói;
  • Tên cảng đi (cung cấp thêm Nơi lấy hàng: nếu muốn FWD vận chuyển luôn từ kho người XK ra cảng bốc)
  • Tên cảng đích (cung cấp thêm Nơi hàng đến cuối cùng: nếu muốn FWD vận chuyển luôn hàng từ cảng đích về kho người NK)
  • Thời điểm giao hàng = Delivery time:
  • Điều kiện bán hàng (Incoterms)

FWD thường book containers với hãng tàu thông qua hệ thống INTTR

2.Nhận chào giá cước, deal cước với hãng tàu/ FWD

Sau khi người thuê tàu cung cấp thông tin lô hàng cho hãng tàu/FWD thì hãng tàu sẽ chào giá cước.

Một chào giá cước của hãng tàu thường phải có 04 cụm chiết giá nhỏ:

  • Ocean Freight = Cước chặng chính
  • Local Charge đầu bốc; Local Charge đầu dỡ (trong đó quan trọng nhất là phí THC Terminal Handling Charge)
  • Các phụ phí khác:
  • Free time 2 đầu được hưởng

(Các khái niệm về THC, Free timea sẽ được đề cập trong phần Các loại phụ phí)

Một vài nhân viên bán cước không làm rõ các mục này. Họ chỉ nói cước chặng chính mà không đề cập đến các phụ phí, mục đích là muốn chào một mức giá rẻ để dễ dàng thuyết phục người thuê tàu mua cước.

Người thuê tàu phải cẩn thận và yêu cầu bên chào cước nêu rõ và thoả thuận rõ ràng 04 ý trên. Vì khi đã xác nhận đồng ý mức cước này, người XK sẽ cộng nó vào giá hàng bán và ký hợp đồng mua bán với người NK. Nếu bên bán cước lúc này kê thêm các loại phụ phí hoặc đòi thu thêm phí cho vấn đề free time, người bán sẽ rơi vào thế đã rồi, phải chấp nhận phụ phí này mới thuê được tàu, trong khi không thể thay đổi giá hàng bán với người NK. Mâu thuẫn với bên bán cước có thể khiến người XK quyết định tìm một hãng tàu khác để chở hàng, nhưng nếu đây là hãng tàu mà người NK chỉ định (người NK đã xác nhận) thì người XK không thể thay đổi vì sẽ làm phật lòng người NK.

Như đã trình bày trước đây. Việc mua bán cước giữa người thuê tàu và hãng tàu sẽ có/hoặc không có sự xuất hiện của FWD. Nếu FWD xuất hiện họ sẽ đứng giữa ăn lời chênh lệch.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về những lưu ý khi thỏa thuận giá cước với hãng tàu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về địa chỉ học xuất nhập khẩu tốt nhất hà nội tphcm hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Nguồn tham khảo: xuatnhapkhauleanh.edu.vn