Khi Nào Sử Dụng Và Thủ Tục Để Cấp C/O Form A-B

Lượt xem: 3204

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, có vai trò chứng minh về xuất xứ của hàng hóa đó. Tìm hiểu về Khi nào sử dụng và thủ tục để cấp C/O form A-B trong bài viết dưới đây.

1.Căn cứ gộp bài viết hai loại C/O form A-B

Việc gộp hai loại form A và form B lại với nhau vì hai loại form này rất phổ biến được áp dụng cho nhiều nước hiện đang là bên xuất khẩu của nước ta. Mặt khác, về hình thức, hai loại form này khá giống nhau, hồ sơ chuẩn bị để cấp form C/O cũng tương tự nhau và được cấp bởi Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI (Trừ trường hợp C/O form A đối với giày dép được xuất khẩu sang Châu Âu  sẽ được cấp bởi Bộ Công thương từ Phòng quản lý Xuất nhập khẩu, hay một số ban quản lý của khu chế xuất hoặc khu Công nghiệp Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại tphcm

>>>>>> Xem thêm: Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

2.Đối tượng xuất khẩu khi áp dụng C/O form A-B

Đối với C/O form A, hàng hóa được áp dụng mẫu này khi xuất hàng của Việt Nam sang các nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (như các nước châu Âu như: (UK, Italy, Norway, …). Khi xuất khẩu hàng hóa mà có mẫu C/O này, hàng hóa sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế quan GSP từ nước nhập khẩu hàng hóa.

Đối với C/O form B, hàng hóa cấp mẫu này sẽ được xuất hàng sang tất cả các nước với quy định xuất xứ không được ưu đãi (như xuất khẩu sang các nước: Ả Rập Xê Út, Kuwait, …)

Khi nào sử dụng và thủ tục để cấp C/O form A-B

3.Hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận C/O form A-B

– Bản sao Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

– Bản gốc Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Bản sao tờ khai hải quan (lưu ý là phải là tờ khai thông quan hải quan)

– Bản sao Bản giải trình quy trình sản xuất (quy trình sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ các nguyên liệu đầu vào)

– Bản sao Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu (Đây là bảng định mức cụ thể về việc các nguyên vật liệu sẽ chiếm bao nhiêu tỷ lệ trong kết cấu sản phẩm)

– Bản sao Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu (Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu vào trong nước)

– Hoặc Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp)

– Bản sao Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu: Trong trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trục tiếp mà mua sản phẩm về để xuất thì đính kèm bản gốc để đối chiếu)

-Lập Đơn đăng ký cấp C/O form A, B: Đăng ký qua hình thức online và in ra.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp thêm các loại giấy tờ khác như: Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Công văn cam kết; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Trong từng trường hợp, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn cấp các loại giấy tờ phù hợp.

4.Về việc cấp  C/O form A-B

– Doanh nghiệp mua các mẫu A, B tại các tổ cấp C/O của VCCI với giá 20.000 VNĐ/tờ, bao gồm cả hóa đơn.

– Thời hạn được cấp mẫu nếu đủ điều kiện: Nếu doanh nghiêp cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được tổ chức VCCI cấp mẫu ngay trong buổi thực hiện xin giấy chứng nhận xuất xứ.

– Trong trường hợp xảy ra bất cứ sai sót nào đó, donah nghiệp muốn thay đổi nội dung ngay trên mẫu, doanh nghiệp làm đơn xin cấp lại mẫu C/O kèm theo các hồ sơ cần thiết như đã cung cấp ỏ trên.

Nguồn tổng hợp bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/